SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY
Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến !
Trong dịp tết cố truyền Việt Nam, trên mâm cơm cúng gia tiên của bất kỳ gia đình nào cũng không thể thiếu hai thứ bánh đậm đà đó là bánh chưng và bánh dày. Vì sao bánh chưng hình vuông ? Vì sao bánh dày hình tròn ? Hôm nay, em xin giới thiệu tới thầy cô và các bạn học sinh cuốn sách “Sự tích bánh chưng bánh dày” do Hoàng Khắc Huyên biên soạn của nhà sản xuất Mỹ Thuật ấn hành năm 2014. Cuốn sách có chiều rộng 14 cm, chiều dài 24 cm, gồm 16 trang.
Món ăn đặc sắc ấy xuất hiện trong ngày hội lớn đầu năm, mọi người nô nức mang sản vật mà mình đã chuẩn bị dâng lên nhà vua. Đến lượt mâm bánh của Lang Liêu trình lên, thấy lạ ai cũng xúm lại xem. Vua Hừng sau khi nếm thử và được nghe ý nghĩa của hai loại bánh. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Vua Hùng đã chọn lễ vật lang Liêu dâng lên để tế trời đất. Vua cũng chọn Lang Liêu là người nối ngôi báu. Từ đó nhân dân ta có tục gói bánh chưng và giã bánh dày trong dịp tết, chọn những cái ngon nhất, đẹp nhất bày lên bàn thờ cúng tổ tiên.
Trời hình tròn, đất hình vuông
Xanh là cây cỏ, là hương mùa màng
Cần cho gấm vóc bạc vàng
Dâng vua quý nhất tấm lòng Lang Liêu...
Các bạn ơi, sự tích bánh chưng bánh dày quả là một câu chuyện mà tất cả người Việt chúng mình cần biết. Thế các bạn đã đọc cuốn sách này chưa nhỉ ? Nếu bạn nào chưa đọc hãy lên thư viện của nhà trường mình đọc nhé !
Tạm biệt các bạn !